XÁC ĐỊNH MẦM BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ TRA (PANGASIANODON HYPOPHTHALMUS) TỰ NHIÊN

Danh mục: Tin tức ; Tư vấn cá bệnh

Tổng cộng có 86 mẫu cá tra giống thu từ sông Rạch Ngỗng ở Cần Thơ được quan sát dấu hiệu bệnh lý và soi tươi để kiểm tra ký sinh trùng.

Phương pháp phân tích và định danh ký sinh trùng

Ngoại ký sinh được thực hiện bằng cách lấy nhớt trên thân, vây, mang, ép tiêu bản tươi rồi quan sát dưới kính hiển vi (10-40X). Nội ký sinh trùng được thực hiện tương tự bằng cách lấy dịch nhầy trong ruột, dạ dày ép tiêu bản tươi rồi quan sát dưới kính hiển vi (10-40X).

Mức độ cảm nhiễm ký sinh trùng được đặc trưng bằng hai đại lượng là tỷ lệ cảm nhiễm (TLN) và cường độ nhiễm (CĐN)

– Tỷ lệ nhiễm (%) = (Tổng số cá nhiễm / tổng số cá kiểm tra) x 100

– Cường độ nhiễm = Số trùng / cơ quan, lame, thị trường

Phân loại ký sinh trùng dựa trên các chỉ tiêu hình thái cấu tạo: hình dạng ngoài, kích thước bào tử, bào nang, cấu tạo cực nang, tiêm mao…

h1_3

Dấu hiệu bên ngoài của mẫu cá tra sống trong môi trường tự nhiên

     Các cơ quan nội tạng không có biểu hiện bất thường của bệnh. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra ký sinh trùng cho thấy cá tra tự nhiên thường bị nhiễm ký sinh trùng trong các cơ quan như da, mang, dạ dày và ruột, với tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm biến động khác nhau tùy từng giống loài ký sinh trùng.

Thành phần giống ký sinh trùng trên cá tra tự nhiên

Kết quả kiểm tra ký sinh trùng trên 86 mẫu cá tra tự nhiên đã xác định được 8 giống ký sinh tùng thuộc 2 nhóm:

– Nhóm nội ký sinh: Myxobolus, Ichthynonytus, Protoopalina và Bucephalopsis

– Nhóm ngoại ký sinh: Myxobolus, Heneguya, Trichodina, Dactylogyrus, Gyrodactylus

Nhóm nguyên sinh động vật (Protozoa) ký sinh trên cá tra tự nhiên

Quan sát hình thái dưới kính hiển vi có thể xác định được 3 giống ký sinh gồm: Myxobolus, Henneguya và Trichodina. Da và mang là 2 cơ quan thường được tìm thấy nhiễm 3 giống Protozoa này nhiều nhất. Giống Myxobolus ký sinh trên da cá tra với tỷ lệ nhiễm cao nhất (61,6%) so với các giống khác.

h2_3

 Hình thái nhóm ký sinh trùng Protozoa ký sinh trên cá tra tự nhiên; (A-B) Bào tử và bào nang Myxobolus; (C) bào tử Henneguya; (D) Trùng mặt trời Trichodina

Trong 3 giống ngoại ký sinh được tìm thấy thì Trichodina có tỷ lệ nhiễm trên mang cá tra cao nhất, chiếm 79,4%.

h3_2

Tỷ lệ nhiễm của nhóm ngoại ký sinh trùng

Nhóm sán lá đơn chủ ngoại ký sinh

Nhóm sán lá đơn chủ ký sinh trên cá tra tự nhiên với mật độ khá thấp. Nhóm sán lá đơn chủ thường ký sinh trên cá là giống Dactylogyrus và Gyrodactylus và được tìm thấy ký sinh trên mang của cá tra.

h4_1

Nhóm sán lá đơn chủ ký sinh trên cá tra tự nhiên; (A) Sán 16 móc Dactylogyrus; (B) Sán 18 móc Gyrodactylus

Nhóm nội ký sinh trùng

Myxobolus là giống ký sinh trùng có phổ ký sinh khá rộng trên cá tra tự nhiên, chúng vừa ký sinh trên da, mang của cá, vừa ký sinh và tạo bào nang trong ruột của cá tra tự nhiên.

h5

Tỷ lệ nhiễm nội ký sinh ở cá tra tự nhiên

h6

(A): Trùng lông Ichthyonuctus; (B): Protoopalina; (C): Bào nang Myxobolus; (D): Sán lá song chủ Bucephalopsis

Giống sán lá song chủ Bucephalopsis chiếm tỷ lệ nhiễm cao nhất trong 4 giống nội ký sinh. Mặc dù Ichthionyctus và Protoopalina ký sinh với số lượng lớn nhưng hai loài này không gây hại cho cá, chúng chỉ làm bệnh nặng thêm khi cá bị viêm ruột.

Kết luận

Có 8 giống ký sinh trùng trên cá tra tự nhiên là Myxobolus, Henneguya, Trichodina, Dactylogyrus, Gyrodactylus, Ichthyonyctus, Protoopaina và Bucephalopsis. Trong đó, 5 giống ký sinh trên da, mang và 4 giống ký sinh trong ruột và dạ dày. Số lượng ký sinh trùng nhiễm trên cá tra tự nhiên phụ thuộc vào thành phần giống loài và cơ quan ký sinh. Hầu hết các mẫu cá tra thu từ tự nhiên đều là cá khỏe, không có dấu hiệu bệnh lý.

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng