Tác Hại Của Ký Sinh Trùng Với Cá Koi Và Cách Phòng Ngừa

Danh mục: Kỹ thuật nuôi ; Tư vấn cá koi tại gia

Trong môi trường sống của cá Koi có rất nhiều loại ký sinh trùng đang cùng tồn tại. Tác hại của ký sinh trùng với cá koi là nỗi lo cho bất cứ người nuôi nào trong quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc cá koi. Hơn nữa phương pháp chữa trị cho mỗi loại ký sinh trùng cũng không giống nhau. Thế nhưng sự nguy hại của mỗi loại ký sinh trùng với cá koi lại gần giống nhau. Nếu bạn không biết cách phòng tránh và xử lý kịp thời, điều này có thể gây ra cái chết hàng loạt.

Tác hại của ký sinh trùng với cá koi xảy ra vào mùa nào trong năm?

Tác hại của ký sinh trùng với cá koi có thể xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Đặc biệt là vào mùa hè nắng nóng sẽ dễ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các loại mầm bệnh và ký sinh trùng sinh sôi nảy nở cũng như gây bệnh cho cá. Những căn bệnh gây nên bởi ký sinh trùng như bệnh trùng bánh xe, bào tử, rận cá, trùng mỏ neo,…

Nếu không kịp thời chữa trị các bệnh liên quan đến ký sinh trùng thì sẽ dẫn đến các bệnh khác ở cá koi. Hoặc nghiêm trọng hơn bạn phải chứng kiến hình ảnh đàn cá chết dần chết mòn. Vì vậy việc phòng tránh ký sinh trùng là cực kỳ quan trọng.

Một số tác hại của ký sinh trùng đối với cá Koi có thể dẫn đến cái chết

Trong nhiều tình huống, các hồ cá koi rất dễ dàng sinh ra ký sinh trùng. Và khi đã biết được tác hại của ký sinh trùng với cá koi được liệt kê dưới đây thì bạn sẽ càng hiểu rõ hơn lý do vì sao nên phòng tránh sự phát sinh của các loài ký sinh trùng này:

+ Dồn nén và làm tắc nghẽn: ký sinh trùng có 2 loại lớn là nội ký sinh và ngoại ký sinh. Có một loại ký sinh bên trong cơ thể cá sẽ gây ra dồn nén lên các hệ thống cơ quan của vật chủ. Gây ra tình trạng teo, bao gồm hoại tử hoặc mất đi chức năng sinh lý.

+ Cướp chất dinh dưỡng của vật chủ:nguồn thức ăn và dinh dưỡng của ký sinh trùng đều lấy từ cơ thể của vật chủ. Hoặc nhiều hoặc ít đều sẽ gây ra thương tổn tới vật chủ. Biểu hiện nhẹ thì sinh sản và phát triển bị ảnh hưởng. Nặng thì có thể dẫn tới tử vong.

+ Kích thích cơ học gây ra tổn thương cho phần cơ thịt của cá koi. Đây là đặc trưng chung của tất cả các ký sinh trùng trên cá koi. Ví dụ như rận cá, nó chủ yếu dùng miệng và phần gai xước phủ quanh giáp lưng đâm bị thương và kéo xé da của vật chủ. Nó khiến cho vật chủ vô cùng khó chịu cá bệnh bắt đầu có hiện tượng bơi điên cuồng và dùng mặt nước để điều tiết.

+ Độc tố:trong quá trình ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể cá, quá trình trao đổi chất của chúng đều sẽ bài tiết vào bên trong cơ thể vật chủ. Chắc chắn sẽ làm tổn hại đến vật chủ. Ví dụ như rận cá chính là loại vừa ký sinh vừa phóng ra chất độc.

Cách phòng ngừa sự phát sinh của ký sinh trùng trong hồ cá koi

Vào mùa hè và mùa thu nên ít nhất làm 1 lần công tác phòng ngừa. Cách sát trùng diệt khuẩn cho hồ cá koi được tiến hành như sau:

  • Xử lý hồ nuôi cá bằng cách thả xuống hồ nuôi từ 100-150 kg vôi sống. Tùy vào diện tích hồ cá để căn chỉnh khối lượng cho phù hợp.
  • Một cách khác là dùng một số sản phẩm thuốc chuyên dụng để sát trùng như avermectin, deltamethrin,…
  • Mỗi ngày thay 1/3 lượng nước, sau đó sử dụng các chất diệt nấm chuyên dụng như clodioxit, lodine đậm đặc,… Khi có thay đổi rõ rệt, thì mỗi tuần tiến hành sát trùng một lần.
  • Có thể dùng dung dịch xanh malachite 0.05 ppm hoặc dung dịch xanh methylen 2ppm để tiến hành tắm cho cá koi. Đồng thời tăng nhiệt độ nước từ 25oC trở lên. Hoặc sử dụng một phương pháp trực tiếp đó là giảm bớt mật độ nuôi.

Ngoài ra, khi chăm sóc hồ cá koi người chơi cũng nên lưu ý dành thời gian quan sát, theo dõi chúng mỗi ngày để kịp thời phát hiện biểu hiện lạ. Khi nhận thấy koi bị lở loét, tróc vẩy, mắt và bụng phình to hoặc ngày một gầy đi… thì lập tức kiểm tra và tìm ra nguyên nhân cũng như cách chữa trị hiệu quả kịp thời.

| XEM THÊM: SẢN PHẨM AQUA QUATEL – Diệt nội/ ngoại ký sinh trùng 250g

 

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng