PHÒNG TRỊ SÁN LÁ ĐƠN CHỦ TRÊN CÁ

Danh mục: Tin tức ; Tư vấn cá bệnh

Sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus và sán lá 18 móc Gyrodactylus thường ký sinh phổ biến trên cá ương nuôi và cá sống trong môi trường tự nhiên. Khi sán ký sinh với mức độ nhiễm cao sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bệnh, chậm lớn hoặc có thể gây chết cá. Vì vậy, muốn xác định tác nhân sán lá gây bệnh trên cá thì người nuôi cần phải biết hình thái,  dấu hiệu bệnh lý, vòng đời, tác hại, mùa xuất hiện bệnh và biện pháp phòng trị thích hợp để hạn chế dịch bệnh.

1.Hình thái:
–   Sán có dạng dẹp, màu trắng nhạt, chiều dài cơ thể dao động từ 0.4 -1mm tùy theo giống loài. Cơ thể gồm có phần đầu chia làm 4 thùy và có 4 tuyến đầu, riêng sán lá 16 móc Dactylogyrus có 4 điểm đen ở phần đầu gọi là 4 điểm mắt. Cơ thể sán lá Gyrodactylus nhỏ và linh hoạt hơn sán Dactylogyrus. Phần sau cơ thể là đĩa bám gồm 2 móc lớn ở giữa, 14 hoặc 16 móc nhỏ xung quanh. Dựa vào số lượng móc mà sán có tên gọi là sán 16 móc hoặc sán 18 móc.

2.Dấu hiệu bệnh lý:
–    Sán ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Chúng dùng các móc ở đĩa bám để bám vào ký chủ và tổ chức tuyến đầu của sán tiết ra men phá hoại tế bào da, mang cá làm tiết nhiều dịch nhờn màu trắng đục cản trở hoạt động hô hấp của cá. Vùng da, mang bị sán ký sinh có hiện tượng viêm loét dễ dàng cho vi khuẩn, nấm và một số ký ssinh khác xâm nhập và gây bệnh. Trường hợp nhiễm nặng các tổ chức tế bào sưng to, xương nấp mang cũng phồng lên, cơ thể thiếu máu dẫn đến gầy yếu, bơi lội chậm chạp. Cá ít hoạt động, nằm ở đáy ao hoặc nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm trí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng.

3.Chu kỳ phát triển của sán lá:
–    Sán lá đơn chủ có chu kỳ phát triển trực tiếp trên cơ thể cá. Sán Dactylogyrus đẻ trứng, trứng có thể chìm xuống đáy ao hay bám vào cây cỏ thủy sinh trong nước, đến ngày thứ 4 trứng nở cho ấu trùng sống tự do và nhanh chóng tìm kiếm ký chủ tiếp tục đời sống ký sinh, đến ngày thứ 10 phát triển thành sán trưởng thành và tham gia sinh sản. Thời tiết ấm tốc độ đẻ trứng càng nhanh. Sán Gyrodactylus đẻ con, trong cơ thể sán có thể chứa 2-3 bào thai, mỗi bào thai chứa 1 sán có hình dạng giống sán trưởng thành. Khi sán con chui ra khỏi cơ thể sán mẹ thì sán tiếp tục ký sinh trên cá và gây hại tương tự sáng trưởng thành.

4.Mùa vụ xuất hiện bệnh:
– Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường dơ bẩn. Nhiệt độ nước thích hợp cho sán phát triển và gây bệnh từ 22- 28oC.

5. Cách ngăn ngừa sán lá :
–  Cải tạo ao kỹ trước khi thả giống

–  Không nên thả cá mật độ quá dày.
–  Thường xuyên bổ sung dinh dưỡng bằng các sản phẩm như  HEPAVIROL Plus, VITLEC 405 FS+ và BIOTICBEST For Export.
–  Định kì 7-10 ngày dùng OSCILL ALGA hay BIOXIDE 150 FISH hay GUARSA FISH  để ngăn ngừa ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm gây bệnh.

6. Cách xử lý sán lá:
– Sử dụng MUTI – SAN phòng nấm định kỳ cho môi trường ao nuôi dùng 250ml cho 5-6 tấn thể trọng cá.

– Để trị bệnh dùng liều 250ml cho 3-4 tấn thể trọng (ao nuôi và lồng bè)

BÀ CON NÀO CẦN TƯ VẤN CHI TIẾT LIÊN HỆ NGAY 0965.111.875 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ Ạ

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng