Thời điểm giao mùa tháng 2 đến tháng 4 ở khu vực các tỉnh miền Bắc là thời điểm thường hay xuất hiện bệnh trùng mỏ neo trên cá. Để giúp hạn chế cá bị nhiễm bệnh này thì người nuôi thủy sản cần thực hiện một số biện pháp phòng tránh bệnh như sau:
1. Tác nhân: Do trùng mỏ neo có tên khoa học lernaea gây ra. Hình dạng ngoài của Lernaea, cơ thể gồm 3 phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu con đực giống hình dạng Cyclops sống tự do, còn con cái sau khi giao phối sống ký sinh hình dạng thay đổi rất lớn. Cơ thể kéo dài, các đốt hợp lại thành ống hơi vặn mình, phần đầu kéo dài thành sừng giống mỏ neo đâm thủng bám chắc vào tổ chức ký chủ nên còn có tên là trùng mỏ neo.


2. Phân bố và lan truyền: Trùng mỏ neo là ký sinh trùng phổ biến và rất nguy hiểm đối với nhiều loài cá, là loài ký sinh từ cá giống đến cá thương phẩm. Điều kiện nhiệt độ thích hợp nhất cho loại trùng này phát triển là từ 18-30oC. Bệnh này xảy ra quanh năm và có mức độ lây nhiễm cao.
+ Trùng mỏ neo là các ký sinh trùng ngoại ký sinh trên da, vẩy, mang, hốc mũi, mắt, miệng trên nhiều loài cá nuôi: cá trắm, cá chép, cá trôi, cá rô phi, cá mè… Cá cảnh như: cá Koi, cá chép nhật, cá chép Koi, cá rồng, cá đĩa…thường gặp ký sinh trên cá nước ngọt nhiều hơn cá nước mặn. Gặp ở tất cả các ao nuôi cá giống, ao cá thịt và ao nuôi cá bố mẹ nước ngọt và các hồ, các bể nuôi cá cảnh: cá Koi, cá chép Koi, Cá chép nhật, cá rồng, cá đĩa…
3. Dấu hiệu bệnh lý
+ Trùng dùng móc cắm sâu vào thân cá, vào các gốc vây, hốc mắt cá làm thành những vết thương sưng đỏ, chảy máu, cá thường xuyên cọ xát hoặc bơi lội không bình thường. Xung quanh vết thương thường có nấm thủy mi phát triển và vi trùng trong nước có điều kiện xâm nhập làm bệnh thêm trầm trọng. Ký sinh trùng gây thiệt hại nghiêm trọng khi nhiễm nặng.
+ Khi trùng mỏ neo ký sinh trên cá sẽ làm cho cá hoạt động chậm, trùng hút chất dinh dưỡng và tạo ra những vết thương hở trên cá. Các vị trí trùng mỏ neo ký sinh đó là: đuôi, mắt, mũi, khoang miệng, mang cá.
+ Cá bị nhiễm trùng mỏ neo thường gầy yếu, ngứa ngáy khó chịu biểu hiện cá hay quẫy đuôi hoặc cọ sát mình vào thành hoặc đáy ao, hồ, bể gây trầy xước tổn thương. Cá bơi lội chậm chạp, khả năng bắt mồi giảm dần. Đối với cá hương, cá giống bị trùng mỏ neo ký sinh, cơ thể bị dị hình, uốn cong, bơi lội mất thăng bằng và chết rải rác tới hàng loạt. Một số trùng mỏ neo ký sinh trong miệng, làm miệng cá sưng lên và không đóng kín được, không ăn được.
Chẩn đoán: Có thể nhìn thấy bằng mắt thường và kiểm tra bằng kính hiển vi từ da, mang và vây cá và quan sát các dấu hiệu bệnh lý.
4. Phòng bệnh và trị bệnh
+ Phòng bệnh:
Phòng bệnh được thực hiện trên tất cả các công đoạn của quy trình nuôi từ chuẩn bị ao nuôi, chọn giống, thả giống, mật độ thả giống phù hợp, quản lý ao nuôi và chăm sóc. Đặc biệt là quản lý môi trường ao nuôi tốt, cung cấp thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, ngoài ra bổ sung thêm men tiêu hóa, Vitamin C trộn cùng thức ăn cho cá ăn để tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch. Định kỳ sát khuẩn ao nuôi tháng 02 lần tiêu diệt ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh khác.
Giữ nước ao sạch, không dùng nguồn nước ở các ao cá bệnh đưa vào ao nuôi vì trong các ao đó có nhiều ấu trùng của trùng mỏ neo sống tự do.
Giữ cho môi trường nước sạch bằng cách định kỳ xử lý men vi sinh 10-15 ngày/lần.
+ Trị bệnh:
Trùng mỏ neo cực kỳ khó xử lý, chỉ ở dạng ấu trùng sống tự do mới dễ xử lý. Xử lý nước ao nuôi: Dùng MUTI SAN 250 ml dùng cho 5-6 tấn thể trọng (liều lượng điều trị của nhà sản xuất) trong 5 ngày liên tiếp. Để tăng liều điều trị kết hợp Praziquantel cho ăn trước 2 ngày rồi mới đánh MUTI SAN(liều lượng và thời gian theo hướng dẫn của nhà sản xuất) thì hiệu quả sẽ vượt trội hơn.
LIÊN HỆ NGAY PHÒNG TIẾP NHẬN THÔNG TIN 0965.111.875 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ!