Mùa Mưa Đến, Nói Chuyện Trị Ký Sinh Trùng Trên Cá Và Cách Xử Lý Nước Ao Nuôi

Danh mục: Tin tức

Các tỉnh miền Nam – vùng đất nuôi trồng thủy sản lớn nhất cả nước đang bước vào mùa mưa. Mưa nắng thất thường khiến các yếu tố hóa lý của môi trường thay đổi, làm cá sốc, giảm ăn, giảm sức đề kháng.

Thêm vào đó, các chỉ số môi trường như pH, kiềm, khoáng, nhiệt độ biến đổi, khí độc NH3, NO2 tăng cao, tạo điều kiện thích hợp cho các mầm bệnh hình thành và bùng phát, kết hợp với sức khỏe cá bị suy giảm nữa, tạo thành bệnh gây hại cho cá. Trong đó, nhiễm ký sinh trùng là căn bệnh khá nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Ký sinh trùng trên cá bao gồm những loài nào? Dấu hiệu bệnh lý khi cá mắc ký sinh trùng là gì? Xử lý nước và điều trị cho cá bằng cách nào? Những vấn đề này sẽ được Tin Cậy giải đáp trong bài viết hôm nay. Mời quý bà con cùng theo dõi.

Đặc điểm sinh học của ký sinh trùng

Khoa học đã chứng minh rằng tổ tiên của các loài ký sinh trùng là những động vật nguyên thủy sống tự do. Để tồn tại, chúng buộc phải tìm môi trường sống thích hợp và cạnh tranh với các loài khác. Và ký sinh trùng đã tìm thấy phương thức sinh tồn cho riêng mình: ký sinh, sống bám vào cơ thể sinh vật khác – vật chủ.

Ký sinh trùng chọn con đường “ăn sẵn”, bám trực tiếp vào các bộ phận trong cơ thể như da, vây, mang, nội tạng cá để hút máu, lấy chất dinh dưỡng để sống và sinh trưởng. Không chỉ chiếm đoạt chất dinh dưỡng làm cá “ăn hoài không lớn”, chúng còn gây độc, gây tổn thương, làm cơ thể vật chủ dễ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm thêm một số mầm bệnh khác.

Các loài ký sinh trùng trên cá – Nói chuyện ký sinh trùng trên cá và cách xử lý nước ao nuôi

Ký sinh ngoài da gọi là ngoại ký sinh. Ký sinh trong cơ thể gọi là nội ký sinh. Nội ký sinh khó nhận biết hơn vì chúng ta không thấy bằng mắt thường. Trong cơ thể cá, chúng được an toàn sinh sản cho đến khi đạt số lượng lớn, khi cá có biểu hiện lạ thì tình trạng đã khá trầm trọng.

Bộ máy tiêu hóa của ký sinh trùng  mất hẳn do không cần phải tiêu hóa, bài tiết, còn khả năng sinh sản thì lại vô cùng mạnh mẽ.

Ký sinh trùng trên cá bao gồm những loài nào

Ngoại ký sinh, thường bám vào thân và mang cá gây triệu chứng nổi đầu, treo râu, mang nhiều nhớt.

  1. Trùng bánh xe (Trichodina)
  2. Trùng loa kèn (Apiosoma)
  3. Sán lá 16 móc (Dactylogrus)
  4. Sán lá 18 móc (Gyrodactylus)
  5. Nấm mang

Nội ký sinh, thường ký sinh trong đường ruột cá gây tắc ruột, ống dẫn mật gây tắc ống dẫn mật

  1. Giun đầu móc (Acanthocephala)
  2. Giun tròn (Philometra)
  3. Sán dây (Bothricephalus)
  4. Sán lá gan

Nguyên nhân và biểu hiện bệnh do ký sinh trùng gây ra

Ngoại ký sinh

Trùng bánh xe là ký sinh trùng có dạng hình tròn, đường kính thay đổi từ 25 – 96 mm, khi vận động chúng quay tròn cơ thể như bánh xe quay. Chúng thường ký sinh trên da, mang, xoang miệng, gốc vây của cá. Bệnh thường xuất hiện ở những ao nuôi mật độ cao mà nước lại quá bẩn, người nuôi không chú ý xử lý nước trong suốt vụ.

Nói chuyện ký sinh trùng trên cá và cách xử lý nước ao nuôi
  • Biểu hiện bệnh: Cá ngứa ngáy và thường nổi đầu trên mặt nước, đồng thời da và mang tiết ra nhiếu nhớt đục. Do trùng bánh xe ký sinh vào mang, phá hủy cấu trúc mang, sinh nhớt, vì vậy làm cá không hô hấp được (khi bệnh nặng), bị ngộp nên phải trồi lên mặt nước tìm oxy. Dần dần cá ngộp thở, yếu sức, từ từ chìm xuống đáy ao và chết.

Trùng loa kèn có dạng cái loa kèn, cơ thể phía trước lớn, phía sau nhỏ. Trùng loa kèn ký sinh trên da, vây, mang của cá. Chúng sinh trưởng mạnh trong ao dơ bẩn, có nhiều chất lữu cơ, đặc biệt là vào mùa mưa.

Nói chuyện ký sinh trùng trên cá và cách xử lý nước ao nuôi
  • Biểu hiện bệnh: Cá nhiễm bệnh nhẹ không thấy rõ dấu hiệu bệnh lý, cá nhiễm nặng thường trên thân và mang có màu trắng đục. Trùng bám chặt lên các tế bào mang làm mang tiết ra dịch nhờn, cản trở hô hấp, làm cá thường nổi lên mặt nước. Nếu lượng trùng ký sinh quá lớn sẽ làm cá ngộp thở, yếu sức và chết.

Sán lá 16 móc và sán lá 18 móc có dạng dẹp, màu trắng nhạt, chiều dài cơ thể dao động từ 0.4 -1mm tùy theo giống loài. Phần sau cơ thể là đĩa bám gồm 2 móc lớn ở giữa, 14 hoặc 16 móc nhỏ xung quanh.

Chúng ký sinh chủ yếu trên da, vây và mang của cá. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa và lây nhiễm nhanh trong các ao nuôi mật độ dày, điều kiện môi trường dơ bẩn. Nhiệt độ nước thích hợp cho sán phát triển và gây bệnh từ 22- 28oC.

Nói chuyện ký sinh trùng trên cá và cách xử lý nước ao nuôi
  • Biểu hiện bệnh: Vùng da, vây bị sán bám vào gây ra vết thương, dễ bị viêm loét do vi khuẩn tấn công. Mang cá bị kích thích tiết ra chất nhờn làm cản trở quá trình hô hấp. Trường hợp nhiễm nặng, cơ thể cá bị sưng, giảm ăn, gầy yếu, bơi lội chậm chạp do mất máu. Cá ít hoạt động, nằm ở đáy ao hoặc nổi lên mặt nước đớp không khí, thậm chí mất dần khả năng vận động và bơi ngửa bụng.

Nấm mang do bào tử nấm bám vào mang, phát triển thành sợi nấm, sợi nấm phân nhánh và theo các mạch máu ăn sâu vào bên trong làm loét mang, đứt rời các sợi mang gây khó khăn hô hấp và chết hàng loạt.

Bệnh xảy ra nhiều ở những ao nuôi mật độ cao, nước bẩn, nhiều chất hữu cơ, tảo dày, đặc biệt trong ao có nước thải từ chăn nuôi gia cầm hay những ao dùng phân gia cầm để gây màu nước. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa.

Nói chuyện ký sinh trùng trên cá và cách xử lý nước ao nuôi
  • Biểu hiện bệnh: Cá có tơ mang sưng to, tiết dịch nhầy kết dính lại với nhau, làm cá hô hấp khó khăn, cá thường nổi đầu, hay tập trung ở dòng nước chảy và bỏ ăn. Bệnh phát triển rất nhanh, chỉ trong vài ngày có thể lan toàn bị số cá nuôi, nếu ao dơ bẩn tỷ lệ chết có thể lên tới 50%.

Nội ký sinh

Quan sát thấy trong ruột hoặc trong xoang cơ thể cá có những hạt màu trắng đục sữa (sán lá) hoặc dạng sợi dẹp dài (sán dây), sợi ngắn (1 – 4 mm) cuộn lại thành từng búi (giun tròn, giun đầu móc). Bệnh không gây chết cá hàng loạt nhưng làm giảm tăng trưởng, ảnh hưởng đến năng suất.

Nếu sán ký sinh số lượng nhiều gây tắc ruột và đâm thủng ruột cá, giun tròn ký sinh nhiều có thể gây tắc ống dẫn mật hoặc tắc ruột cá. Bệnh thường xuất hiện ở ao nuôi mật độ cao, nước bẩn, ô nhiễm, tạo điều kiện cho ấu trùng giun sán phát triển.

  • Biểu hiện bệnh: Cá ăn ít, gầy yếu, bụng trương to, màu sắc nhợt nhạt, mất thăng bằng, hoạt động kém.

Cách xử lý nước khi ao bị nhiễm ký sinh trùng

Các loài ký sinh trùng được trình bày ở trên hình thành được bệnh là do nguồn nước bẩn, cặn lơ lửng nhiều, cặn bẩn đáy ao được vi sinh kỵ khí phân hủy tạo ra khí độc NH3, NO2, tảo trong ao phát triền dày, tảo tàn,… Vì vậy, muốn cá mau khỏe thì phải ưu tiên xử lý nước, và phải xử lý thật triệt để.

Ao ô nhiễm là nguyên nhân gây bùng phát ký sinh trùng gây bệnh

Bước đầu tiên bà con phải thực hiện là test các chỉ tiêu môi trường như pH, khí độc, oxy hòa tan. Đảm bảo pH trong khoảng 7 – 8.5, oxy >= 5mg/l. Các bộ test Tin Cậy đều có cung cấp.

Nếu không có các bộ test, bà con có thể gửi mẫu nước đến các trung tâm kiểm nghiệm môi trường thủy sản, phòng thí nghiệm, trung tâm kiểm định chất lượng môi trường ở địa phương để test. Có kết quả chính xác mới xác định phương thức xử lý chính xác.

Nói chuyện ký sinh trùng trên cá và cách xử lý nước ao nuôi

Thứ 2, bà con tiến hành diệt khuẩn cho toàn bộ ao, bao gồm cả cá và nước. Bà con có thể lựa chọn các sản phẩm khử trùng của Thủy Sản 365, sử dụng theo hướng dẫn của chuyên viên kỹ thuật để thuốc đạt hiệu quả tốt nhất.

BÀ CON LIÊN HỆ NGAY 0965.111.875 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ Ạ

 

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng