Mùa đông nhiệt độ thường xuống rất thấp, trời rét kéo dài làm cho nhiều loài cá, tôm chịu rét kém như: Cá rô phi, chim trắng, tôm càng xanh…bị chết, ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng.
Theo tài liệu nghiên cứu thì các loại cá mè, trôi, trắm, chép, ếch đồng chỉ thích ứng với điều kiện nhiệt đới, thường từ 20 – 300C. Ở nhiệt độ từ 10 – 20oC, cá chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, nếu kéo dài trong ao nước nông, không kín gió, cá sẻ bị chết do rét.
Cá chim trắng, cá rô phi là những giống ngoại nhập, chịu được nhiệt độ thấp. Nhưng nếu trời rét kéo dài ngày ở nhiệt độ < 100C, cá sẻ bi chết nhanh hơn các loài thuỷ sản khác. Đến mùa rét, cá rúc đầu xuống bùn, nấm thuỷ mi phát triển ăn kín vào mang làm cá bị ngạt thở chết và có nhiều loại bệnh khác phát sinh. Để giúp bà con thực hiện việc chống rét cho cá, nhằm hạn chế thiệt hại do thời tiết gây ra, dưới đây xin giới thiệu một số biện pháp chống rét cho cá.
Cá chim trắng, cá rô phi là những giống ngoại nhập, chịu được nhiệt độ thấp. Nhưng nếu trời rét kéo dài ngày ở nhiệt độ < 100C, cá sẻ bi chết nhanh hơn các loài thuỷ sản khác. Đến mùa rét, cá rúc đầu xuống bùn, nấm thuỷ mi phát triển ăn kín vào mang làm cá bị ngạt thở chết và có nhiều loại bệnh khác phát sinh. Để giúp bà con thực hiện việc chống rét cho cá, nhằm hạn chế thiệt hại do thời tiết gây ra, dưới đây xin giới thiệu một số biện pháp chống rét cho cá.
1. Chống rét giữ giống qua đông.
Để chuẩn bị cá cho vụ Đông Xuân, việc chống rét bảo vệ cá qua đông rất là quan trọng. Ngay từ tháng 7 – 8, các trại cá giống phải tiến hành cho đẻ nhân tạo đợt cuối. Sau đó, lấy cá bột ương thành cá hương, cá giống càng to càng tốt, tiến hành chống rét giữ giống bằng cách:
– Chọn ao nuôi cá giống qua đông có bờ cao, khuất gió bắc. Độ dày lớp bùn đáy ao để khoảng 15-20cm, chủ động cấp và thoát nước. Mực nước trong ao đạt > 1,4.
– Thả bèo 2/3 diện tích ao để chắn gió, góc ao để những sọt rơm, rạ (dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm, rạ phơi khô, dùng nước vôi phun vào sát trùng rồi ấn đầy vào sọt cắm cọc dìm xuống đáy ao) cho cá trú đông, ngoài ra những ngày rét đậm có thể dùng bạt phủ kín mặt ao để chống rét cho cá.
– Những trại giống lớn có hệ thống nhiệt đến cuối tháng 11 đầu tháng 12, bắt cá hương, cá giống đưa vào bể nâng nhiệt giữ cá ở nhiệt độ 22 – 250C với mật độ dày và có sục khí. Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 đưa cá giống ra nuôi.
Trong quá trình giữ cá giống qua đông, mặc dù thời tiết lạnh cá giảm ăn, có lúc bỏ ăn nhưng vẫn theo giỏi chăm sóc cá cho cá ăn định kỳ vào sáng và chiều theo quy trình nuôi cho cá béo khoẻ tăng khả năng chống rét. Lượng thức ăn tuỳ theo khả năng sử dụng của cá. Cho cá giống ăn đủ thức ăn tinh vào những lúc nhiệt độ môi trường trên 200C.
Để chuẩn bị cá cho vụ Đông Xuân, việc chống rét bảo vệ cá qua đông rất là quan trọng. Ngay từ tháng 7 – 8, các trại cá giống phải tiến hành cho đẻ nhân tạo đợt cuối. Sau đó, lấy cá bột ương thành cá hương, cá giống càng to càng tốt, tiến hành chống rét giữ giống bằng cách:
– Chọn ao nuôi cá giống qua đông có bờ cao, khuất gió bắc. Độ dày lớp bùn đáy ao để khoảng 15-20cm, chủ động cấp và thoát nước. Mực nước trong ao đạt > 1,4.
– Thả bèo 2/3 diện tích ao để chắn gió, góc ao để những sọt rơm, rạ (dùng các sọt đan bằng tre lấy rơm, rạ phơi khô, dùng nước vôi phun vào sát trùng rồi ấn đầy vào sọt cắm cọc dìm xuống đáy ao) cho cá trú đông, ngoài ra những ngày rét đậm có thể dùng bạt phủ kín mặt ao để chống rét cho cá.
– Những trại giống lớn có hệ thống nhiệt đến cuối tháng 11 đầu tháng 12, bắt cá hương, cá giống đưa vào bể nâng nhiệt giữ cá ở nhiệt độ 22 – 250C với mật độ dày và có sục khí. Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 đưa cá giống ra nuôi.
Trong quá trình giữ cá giống qua đông, mặc dù thời tiết lạnh cá giảm ăn, có lúc bỏ ăn nhưng vẫn theo giỏi chăm sóc cá cho cá ăn định kỳ vào sáng và chiều theo quy trình nuôi cho cá béo khoẻ tăng khả năng chống rét. Lượng thức ăn tuỳ theo khả năng sử dụng của cá. Cho cá giống ăn đủ thức ăn tinh vào những lúc nhiệt độ môi trường trên 200C.
2. Chống rét cho cá thịt.
Tháng 11 và tháng 12 hàng năm, sau khi tiến hành thu hoạch, có 1 số loại cá chưa đủ cở thu hoạch thì phải tiến hành chống rét để nuôi tiếp.
– Cần chọn ao có diện tích khoảng 500m2, độ sâu từ 1,2 – 1,5m, kín gió, dọn vệ sinh sạch sẽ. Đưa cá vào nuôi với mật độ 2 – 4 con/m2, tiếp tục cho cá ăn vào những ngày ấm để cá tăng khả năng chịu rét. Dùng sọt đựng rơm thả xuống đáy ao để cá chui vào trú đông.
– Trên mặt ao thả bèo kín 2/3 ao, nếu có điều kiện có thể dùng nilon phủ kín mặt ao. Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 đưa cá này ra thả nuôi cá sẻ phát triển tốt.
Tháng 11 và tháng 12 hàng năm, sau khi tiến hành thu hoạch, có 1 số loại cá chưa đủ cở thu hoạch thì phải tiến hành chống rét để nuôi tiếp.
– Cần chọn ao có diện tích khoảng 500m2, độ sâu từ 1,2 – 1,5m, kín gió, dọn vệ sinh sạch sẽ. Đưa cá vào nuôi với mật độ 2 – 4 con/m2, tiếp tục cho cá ăn vào những ngày ấm để cá tăng khả năng chịu rét. Dùng sọt đựng rơm thả xuống đáy ao để cá chui vào trú đông.
– Trên mặt ao thả bèo kín 2/3 ao, nếu có điều kiện có thể dùng nilon phủ kín mặt ao. Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 đưa cá này ra thả nuôi cá sẻ phát triển tốt.
3. Quản lý và chăm sóc cá trong mùa đông.
– Chế độ chăm sóc: Cần có chế độ chăm sóc thật đặc biệt, ngoài việc theo dõi thì phải cho ăn bằng thức ăn đủ chất dinh dưỡng hoặc thức ăn công nghiệp chất lượng cao và bổ sung Vitamin C vào khẩu phần ăn để các loài cá có đủ sức đề kháng bệnh tật cũng như khả năng chịu rét.Thức ăn và chế độ cho cá ăn: không dùng phân chuồng cho xuống ao (kể cả bón lót) vì mùa đông phân hủy chậm, dễ làm thay đổi môi trường nước gây nhiễm bệnh cho cá.
– Dùng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự phối chế, hàm lượng protein trong thức ăn bảo đảm tuỳ theo nhu cầu của mỗi loài cá.
– Thức ăn tự phối chế được nấu chín, ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng lúc 9-10 giờ và buổi chiều lúc 14-16 giờ. Khẩu phần thức ăn chiếm 10-15% khối lượng cá nuôi.
– Thức ăn để vào sàng và theo dõi thường xuyên để định số lượng cho phù hợp.
– Cho ăn lượng vừa đủ để tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
– Những ngày nhiệt độ xuống thấp có thể giảm khẩu phần thức ăn hoặc ngừng hẳn. Những ngày nắng ấm cho tăng khẩu phần thức ăn.
– Theo dõi mức nước trong ao thường xuyên để cấp nước bổ sung kịp thời, bảo đảm mực nước ổn định. Định kỳ 15-20 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 25-30% lượng nước trong ao.
Lưu ý: Thời gian từ tháng 2 – 3 hàng năm, khi thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân, cá dễ bị bệnh cần phải dùng vôi bột rắc xung quanh ao và giữa ao với lượng 5 -7kg/500m2 (/sào), nếu không có vôi có thể dùng tro bếp rắc khắc ao với lượng 8 – 10kg/500m2. Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn, dùng vôi bột cho vào túi vãi treo ở nơi cho cá ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh cho cá phát triển đầu vụ Xuân, làm như vậy cá sẻ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đỏ ở cá trong mùa Xuân.
– Dùng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự phối chế, hàm lượng protein trong thức ăn bảo đảm tuỳ theo nhu cầu của mỗi loài cá.
– Thức ăn tự phối chế được nấu chín, ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng lúc 9-10 giờ và buổi chiều lúc 14-16 giờ. Khẩu phần thức ăn chiếm 10-15% khối lượng cá nuôi.
– Thức ăn để vào sàng và theo dõi thường xuyên để định số lượng cho phù hợp.
– Cho ăn lượng vừa đủ để tránh dư thừa gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.
– Những ngày nhiệt độ xuống thấp có thể giảm khẩu phần thức ăn hoặc ngừng hẳn. Những ngày nắng ấm cho tăng khẩu phần thức ăn.
– Theo dõi mức nước trong ao thường xuyên để cấp nước bổ sung kịp thời, bảo đảm mực nước ổn định. Định kỳ 15-20 ngày thay nước 1 lần, mỗi lần thay 25-30% lượng nước trong ao.
Lưu ý: Thời gian từ tháng 2 – 3 hàng năm, khi thời tiết thay đổi từ mùa đông sang mùa xuân, cá dễ bị bệnh cần phải dùng vôi bột rắc xung quanh ao và giữa ao với lượng 5 -7kg/500m2 (/sào), nếu không có vôi có thể dùng tro bếp rắc khắc ao với lượng 8 – 10kg/500m2. Dọn sạch cỏ, rác, thức ăn thừa ở nơi cho cá ăn, dùng vôi bột cho vào túi vãi treo ở nơi cho cá ăn để diệt trùng và nấm gây bệnh cho cá phát triển đầu vụ Xuân, làm như vậy cá sẻ chống được bệnh, nhất là bệnh đốm đỏ ở cá trong mùa Xuân.
BÀ CON NÀO CẦN HỖ TRỢ TƯ VẤN CHI TIẾT LIÊN HỆ NGAY 0965.111.875 ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ!