BỆNH ĐỐM ĐỎ TRÊN CÁ KOI

Danh mục: Tin tức ; Tư vấn cá koi tại gia

Cá Koi hay còn gọi theo tiếng Việt là cá chép Nhật Bản, còn trong tiếng Nhật là Nishikigoi. Ban đầu cá Koi có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng cách đây 200 năm người Nhật lai tạo giống thành một loài cá hoàn toàn khác (cá Koi Kohaku, cá Koi Tancho, cá Koi Sanke, cá Koi Shiroi…), và trở thành biểu tượng trong văn hóa Nhật Bản.

Cá Koi rất dễ mắc bệnh nếu môi trường nước hồ nuôi không đảm bảo tốt, các chỉ số môi trường nước không ổn định. Việc đầu tiên khi xử lý bệnh bạn cần đo chỉ số môi trường nước (pH, NO2, NH3,..) hồ cá Koi của mình. Chỉ khi kiểm tra chỉ số môi trường nước hồ mới xác định chính xác được bệnh do vi khuẩn hay môi trường nước thay đổi.

ca-koi-bi-do-minh-5

 

Biểu hiện bệnh

Bệnh này khiến toàn thân cá xuất hiện các chấm xuất huyết đỏ, vẩy rụng thành từng mảng, cá ăn yếu, bơi lờ đờ. Khi bệnh chuyển nặng thì các gốc vây, tia vây rách nát và cụt dần. Các vùng da xuất huyết viêm tấy và loét, nhiều mủ, xung quanh có nấm ký sinh, phần mang cá tái nhợt, màu sắc của da cá chuyển sang tối sẫm. Bệnh đốm đỏ ở cá Koi nếu kéo dài từ 1 đến 2 tuần, có thể cá sẽ bị chết.

Tác nhân gây bệnh

Thường khi chúng ta bắt cá, vận chuyển rất dễ làm cá bị xây xát hay trong quá trình nuôi cá bị stress, nhiệt độ cao, môi trường nước không đảm bảo dẫn đến cá sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh đốm đỏ ở cá Koi do vi khuẩn hình que có tên khoa học là Aeromonas Hydrophylla hoặc cũng có thể do Pseudomonas gây ra.

20191220_141144_177017_Aeromonas_hydrophil.max-1800x1800

 

Các phương pháp điều trị hiệu quả

– Để phòng bệnh hòa tan hoặc trộn đều vào thức ăn 3 tháng sử dụng 1 lần. Còn trong thời gian cá đang bị bệnh thì sử dụng liên tục 3-5 ngày là khỏi

 

0
    0
    Giỏ hàng
    Giỏ hàng trốngTrở lại cửa hàng